Kiểm soát Chuột, Phòng trừ dịch hại

Các tác hại của Chuột

Chuột là loại động vật gặm nhấm rất nguy hiểm. Chúng có bộ răng khá khoẻ và sắc. Chuột sinh sản nhanh, ăn tạp. Vì thế chuột gây khá nhiều tác hại đối với kinh tế..

–  Làm hỏng công trình, cắt đứt dây điện.

Ở nơi có đê điều, đập nước, chuột moi đất làm hang, phá hoại đê đập gây nên tai họa vô cùng to lớn.  Chuột cắn đứt dây cáp điện, nhẹ thì gây mất điện nặng thì gây cháy, gây tổn thất kinh tế, ngừng trệ sản xuất.

– Ăn l­ương thực, phá hoại hàng hóa trong kho và hoa mầu.

Theo ư­ớc tính một con chuột cống nặng 200 gam, mỗi ngày có thể ăn 25 gam lương thực, một năm nó ăn mất 9kg.
Ngày nay, cùng với xu thế công nghiệp hóa của đất nước kéo theo hàng loạt các khu, cụm công nghiệp, bến bãi và các nhà máy phát triển không ngừng cả về số lư­ợng và quy mô hoạt động. Nhà máy ra đời đồng nghĩa với việc kho dự trữ hàng hóa ra đời, đây là điều kiện tối ưu số một dẫn đến sự phát triển nhanh không ngừng của loại chuột. Rất nhiều Doanh nghiệp bị đối tác trả lại hàng mà nguyên nhân chính là do chuột đã làm mất đi quy chuẩn và sự chính xác của hàng hóa, giá trị thiệt hại là rất lớn.

– Cắn nát quần áo, sách vở, tài liệu.

Chuột thư­ờng gặp nhấm lung tung, làm hỏng cửa, đồ dùng, quần áo sách vở, tài liệu…

– Lan truyền bệnh tật:

Chuột th­ường chui rúc ở các đống rác, nhà xí, cống rãnh và nơi cất giữ l­ương thực, mang theo mầm bệnh, làm ô nhiễm đồ ăn, thức uống và nguồn nư­ớc. Các ký sinh trùng sống trên thân chuột có thể chích, đốt con ng­ười và các chất ô nhiễm do chuột thải ra gây nên các bệnh như­ dịch hạch,  sốt xuất huyết…

– Phá hoại cây rừng và đồng cỏ.

Ngoài ra có rất nhiều tác hại khác do chuột gây ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.