Kỹ thuật khử trùng

Quy trình khử trùng bảo quản hàng trong Silo

Trước khi tiến hành làm việc đối với Silô Cán bộ phụ trách đội khử trùng cần thông báo cho các bộ phận điều khiển Silô điều chỉnh lượng hàng hoá trong Silo nếu cần, sau đó ngưng tất cả các hoạt động của Silô, niêm phong các nút điều khiển Silo (Bàn giao Silo cần khử trùng cho đội khử trùng).

QUY TRÌNH KHỬ TRÙNG HÀNG HOÁTRONG SILÔ

BƯỚC 1. KHẢO SÁT KỸ THUẬT

Khảo sát hiện trạng và cấu trúc SiLô nhằm đưa ra phương án làm kín và đảo khí có hiệu quả, xác định thể tích của SiLô
– Khảo sát tình trạng hàng hoá: Dựa vào việc khảo sát ta có thể biết được lượng hàng trong Silô đầy hay vơi để có biện pháp xử lý nhằm phục vụ cho việc làm kín trong silô được tốt hơn.
– Khảo sát tình trạng côn trùng: Thành phần, mật độ côn trùng trong kho

BƯỚC 2. LẬP PHƯƠNG ÁN KHỬ TRÙNG
– Lập kế hoạch vật tư trang thiết bị, nhân sự phục vụ cho Silô.

1- Thuốc khử trùng:
+ Methyl bromide 98%;  Quick phos 56%:
+ Lập sơ đồ đặt thuốc, nếu có kết hợp giữa Methyl và PH3 thì tránh đầu xả thuốc methyl đặt trực tiếp vào túi thuốc Phosphine
2- Mặt nạ phòng độc, Khẩu trang, túi vải đựng thuốc, giấy crap, hồ dán, dao dọc giấy, 2 bộ chia thuốc (1chia 3 và 1 chia 6), Dây bảo hiểm,3 bộ tiêm…
3 – Nhân sự thực hiện

BƯỚC 3. LÀM KÍN VÀ ĐẶT HỆ THỐNG DẪN THUỐC TRONG SILO
– Nhận Silo và niêm phong hệ thống điều khiển Silo.

Trước khi tiến hành làm việc đối với Silô Cán bộ phụ trách đội khử trùng cần thông báo cho các bộ phận điều khiển Silô điều chỉnh lượng hàng hoá trong Silo nếu cần, sau đó ngưng tất cả các hoạt động của Silô, niêm phong các nút điều khiển Silo (Bàn giao Silo cần khử trùng cho đội khử trùng).

–  Làm kín.

Yêu cầu làm kín tất cả các vị trí có khả năng làm rò rỉ thuốc: như mái, phần nối giữa mái và vách, các cửa thông hơi cho mái, họng vào và ra nguyên liệu, quạt thông gió….
Sử dụng các vật liệu làm kín thích hợp như giấy Crap, hồ gián, băng keo… để làm kín các phần trên mái, phần tiếp giáp giữa mái và vách, các hệ thống thông gió, nhập xả liệu…

– Đặt hệ thống dây dẫn thuốc Methyl Bromide.

Đặt hệ thống dẫn thuốc trong silô nhằm đưa thuốc vào sâu trong khối hàng chứa trong silo, đảm bảo chất lượng công tác khử trùng.

BƯỚC 4: ĐẶT THUỐC, XẢ THUỐC KHỬ TRÙNG

Sau khi toàn bộ Silo được làm kín, tiến hành Kiểm tra lần cuối, thông báo cho các bộ phận liên quan biết đội khử trùng chuẩn bị bỏ thuốc Silo.

  • Đối với Phosphine:

Thuốc được đựng trong túi vải và buộc vào dây để trên mặt hàng trong Silo để tránh tình trạng bỏ lại bã thuốc sau khử trùng. Sau khi đặt xong tiến hành làm kín hoàn toàn Silo

  • Đối với Methyl bromide:

+ Sau khi đặt thuốc phosphine xong tiến hành làm kín hoàn toàn silo, dán biển cảnh báo và tiến hành bơm thuốc Methyl bromide. Người được phân công bơm thuốc phải có mặt lạ phòng độc
+Bơm thuốc vào Silo với lưu lượng 1,5kg/phút

BƯỚC 5: ĐẢO KHÍ

Để làm tăng khả năng phân tán thuốc đồng đều trong toàn Silô, cần sử dụng hệ thống đảo khí nhằm luân chuyển hệ thống khí trong silô theo một chu kì khép kín nhưng đảm bảo không làm rách hoặc bung các vật liệu làm kín.

Sau khi xả thuốc để ổn định trong 12 – 24h thì tiến hành đảo khi. Công việc đảo khí tiến hành trong 4 ngày, mỗi ngày đảo liên tục trong 8h đồng hồ: Hai ngày đầu tiên tiến hành đảo khí theo chiều hút từ đáy thổi lên trên, hai ngày sau đảo khí theo chiều ngược lại (hút trên và thổi xuống đáy)

BƯỚC 6: THÔNG THOÁNG, NGHIỆM THU KẾT QUẢ KHỬ TRÙNG

– Sau khi đủ thời gian ủ thuốc, Cán bộ đội khử trùng lên kế hoạch và báo trước cho các bộ phận liên quan của chủ hàng để tiến hành thông thoáng Silô.
– Mở nắp Silô và các cửa thông hơi trên nóc. khôi phục hệ thống quạt thông gió.
– Yêu cầu phòng điều khiển Silô bật quạt thông gió silo.
– Sau 1- 2h thông gió mới tiến hành tháo dỡ bên trong silô: Thu dọn tất cả các vật liệu khử trùng như bã thuốc và phế thải từ các khâu làm kín, dọn vệ sinh sạch xung quanh silô.
– Tiến hành nghiệm thu kết quả khử trùng, lập biên bản nghiệm thu do đại diện 02 bên ký

* Ghi chú:

– Khi tiếp xúc với chất độc và khi làm việc trên cao phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn lao động, đặc biệt chú ý khi vào silo bỏ thuốc nhất khoát phải đeo mặt nạ phòng độc, cấm uống rượu bia và nước giải khát có cồn trước, trong và ngay sau khi làm việc trực tiếp với thuốc ( Chỉ được uống sau khi nghỉ ngơi, vệ sinh  tắm rửa 2 giờ).