Kỹ thuật khử trùng

Mọt hại kho

Trong đời sống phát triển của mỗi cá thể côn trùng phải trải qua một số pha phát triển hình thái khác nhau người ta gọi đó là biến thái ở côn trùng.

SÂU MỌT HẠI KHO

I. Những đặc điểm chung của côn trùng hại kho

Côn trùng có mấy kiểu biến thái?

Trong đời sống phát triển của mỗi cá thể côn trùng phải trải qua một số pha phát triển hình thái khác nhau người ta gọi đó là biến thái ở côn trùng. Thông thường côn trùng có 2 kiểu biến thái cơ thể nhằm duy trì và bảo vệ nòi giống trong quá trình tồn tại và phát triển của chúng.

  • Biến thái hoàn toàn:  Côn trùng thuộc kiểu biến thái hoàn toàn trong quá trình phát triển trải qua 04 pha phát triển bao gồm:
  1. Trứng; 2. Sâu non; 3. Nhộng; 4. Trưởng thành
  • Biến thái không hoàn toàn: Các loài côn trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn (bán hoàn toàn) thì quá trình phát triển chỉ trải qua 03 pha phát triển gồm:

1. Trứng; 2. Sâu non các tuổi; 3. Trưởng thành

Tuy nhiên, hầu hết các loài côn trùng hại kho thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) đều thuộc kiểu biến thái hoàn toàn. Do vây, trong quá trình kiểm soát côn trùng đặc biệt là khử trùng ta không chỉ chú ý đến pha trưởng thành mà phải còn chú ý đến các pha phát triển khác của chúng.

Đặc điểm hình thái của pha trứng?

Trứng côn trùng được bao bọc ngoài bởi vỏ trứng tiếp đó là màng trứng. Vỏ trứng được cấu tạo bởi protein và chất sáp do tế bào vách ống trứng tiết ra hình thành, tùy theo loài mà vỏ trứng dày hay mỏng khác nhau. Vỏ trứng có chức năng bảo vệ chống thấm tốt nhưng không ngăn cản quá trình trao đổi khí của tế bào trứng. Ở đầu trứng có một hoặc nhiều lỗ nhỏ để thụ tinh, lối cho tinh trùng chui vào trứng để thụ tinh. Trứng là pha khởi đầu của quá trình phát triển của chúng, có sự khác biệt lớn tùy theo từng loài ở kích thước hình dạng và cấu tạo vân của trứng. Nói chung, côn trùng càng nhỏ thì kích thước của trứng cũng rất nhỏ.

Đặc điểm sinh học và chức năng của pha sâu non?

Trong quá trình phát triển của côn trùng thì khả năng dinh dưỡng của chúng diễn ra ở pha sâu non hoặc cả pha trưởng thành tùy loài nhưng chủ yếu vẫn là pha sâu non. Do cấu tạo cơ thể chủ yếu là tích lũy dinh dưỡng cho pha tiếp theo lên pha sâu non còn được ví như “khúc ruột có chân”, chính vì lẽ đó mà nhiều loài côn trùng ở giai đoạn trưởng thành không ăn song vẫn có thể tồn tại và sinh sản bình thường. Ở pha sâu non sự tăng trưởng về kích thước rất mạnh mẽ, sở dĩ như vậy được là do chúng có quá trình lột xác trong mỗi lần lột xác như vậy người ta quy ước đó là một tuổi. Sâu từ trứng nở ra được coi là sâu tuổi 1, sau lần lột xác thứ nhất là tuổi 2, lần thứ n là tuổi thứ n+1. Tuy nhiên, thời gian cũng như số tuổi của sâu non còn phụ thuộc vào điều kiện thức ăn và ngoại cảnh tác động…

Đặc điểm sinh học và chức năng của pha Nhộng?

Những côn trùng thuộc kiểu biến thái hoàn toàn khi sâu non đẫy sức chúng sẽ lột xác hóa thành nhộng. kiểu lột xác lần này khác so với các lần lột xác trước đó, lần này sẽ giúp sâu non hóa thành nhộng. Kiểu lột xác này còn gọi là lột xác biến thái, trước khi hóa nhộng sâu non thường làm kén, có loài nhả kén hóa nhộng như tằm, có loài lấy những mảnh vụn thức ăn cùng dịch tiết ra ở miệng để làm thành kén để bảo vệ cơ thể trong quá trình hóa nhộng. sau đó chúng nằm yên trong vài giời tùy loài trước khi lột xác hóa nhộng. Pha nhộng thường kéo dài trong thời gian từ 5-7 ngày. Lúc này chúng nằm yên thực hiện quá trình sinh học quan trọng, tiêu giảm một số bộ phận của cơ thể sâu non dần hình thành các bộ phận của pha trưởng thành có thể nói pha nhộng là bản lề của pha sâu non và trưởng thành

Đặc điểm sinh học và chức năng của pha trưởng thành?

Pha trưởng thành là pha cuối cùng trong quá trình phát triển của côn trùng, là lần lột xác cuối cùng của sâu non (loài biến thái không hoàn toàn) và chuyển từ nhộng sang trưởng thành do vậy đây cũng được coi là lần lột xác biến thái.

Ở pha trưởng thành đã có sự phân biệt rất rõ ràng về giới tính, biểu hiện về kích thước giữa con đực và con cái có sự khác nhau, có loài rất chênh lệch về kích thước nhìn bề ngoài như 2 loài khác nhau…Nếu ở pha sâu non tập trung tích lũy dinh dưỡng thì pha trưởng thành tập trung vào hoạt động của chức năng sinh sản nên người ta ví pha trưởng thành như “cơ quan sinh sản có cánh” để thực hiện pha này nhiều loài thể hiện những tập tính đa dạng và đặc trưng của từng loài. Có loài sự hoá trưởng thành đồng thời với thời điểm chín muồi về sinh dục do vậy sau khi hóa trưởng thành là chúng tiến hành sinh sản ngay mà  không tiến hành ăn thêm để bổ sung dinh dưỡng nên những loài côn trùng này miệng đã hoàn thoái hóa, chỉ tập trung vào chức năng sinh sản là chính. Do vậy, chúng thường có thời gian trưởng thành ngắn, chết ngay sau khi thực hiện chức năng sinh sản. Ngược lại một số loài có tính ăn thêm sau khi hóa trưởng thành, cơ quan sinh dục phát triển chưa đầy đủ do vậy chúng cần có thời gian tích lũy thêm dinh dưỡng đến lúc chín muồi về sinh dục để tiến hành sinh sản. Hoạt động ăn thêm của nhóm côn trùng này có thể diễn ra trước, sau hay đồng thời với qua trình sinh sản của chúng.

Một số loài côn trùng hại kho thuộc bộ cánh cứng như mọt thuốc lá (Lasioderma serricorne) hoặc cá loài mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ chúng đề có tính ăn thêm sau khi hóa trưởng thành do vậy thời gian sống của giai đoạn trưởng thành thường kéo dài có khi đến cả tháng…